1. FORUM ĐANG GẶP SỰ CỐ KHÔNG MONG MUỐN, NÊN CÁC BÀI VIẾT CỦA THÀNH VIÊN ĐĂNG TỪ THỨ 2 NGÀY 06/05 ĐẾN THỨ 5 NGÀY 09/05 VUI LÒNG XEM LẠI NẾU THIẾU BÀI, THÌ ĐĂNG BÀI LẠI GIÚP BAN QUẢN TRỊ! XIN LỖI VÌ SỰ CỐ BẤT TIỆN NÀY!!!
    Dismiss Notice

Cô gái khiếm thị Việt Nam học trội ở Đại học Arkansas Mỹ

Thảo luận trong 'Tuyển sinh - Đào tạo' bắt đầu bởi thainguyen, 3/12/16.

  1. thainguyen
    Offline

    thainguyen Expired VIP

    Bài viết:
    1,075
    Đã được thích:
    0
    Dù bị khiếm thị bẩm sinh và gặp nhiều khó khăn để hòa nhập với môi trường mới, Trang Ha vẫn là sinh viên ưu tú với điểm trung bình đạt mức tối đa năm học đầu tiên ở Đại học Arkansas - Fort Smith.

    Câu chuyện về cô gái khiếm thị Việt Nam chứng minh khả năng nổi bật ở đại học Mỹ được đăng tải trên website Đại học Arkansas - Fort Smith ngày 1/12.
    Khi chuyển đến thành phố Fort Smith, bang Arkansas năm 2012, Trang Ha cảm thấy
    hè bán trú cô độc và mất mát. Ở giữa đất nước xa lạ với đôi mắt mù lòa, cô bị bao quanh bởi những người nói thứ ngôn ngữ khác mình.
    4 năm sau, Trang Ha đã tìm thấy ngôi nhà của mình ở Đại học Arkansas - Fort Smith (UAFS). Hiện cô học năm thứ hai với điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa) nhờ nghị lực bản thân và sự giúp đỡ của cộng đồng.

    Tuy nhiên, cuộc hành trình để trở thành "sinh viên 4.0" của Trang đầy thử thách. Lớn lên ở Bình Dương, Trang và em gái cùng bị khiếm thị bẩm sinh. Năm 2012, khi Trang 19 tuổi, cả gia đình sang Mỹ
    luyện thi đại học nhờ sự bảo lãnh của ông, người đã định cư ở thành phố Fort Smith từ năm 1975.
    Ở Mỹ, vì không thể nhìn thấy, Trang cảm nhận cú sốc văn hóa bằng âm thanh. Sự yên bình của vùng quê Việt Nam hoàn toàn khác với âm thanh náo nhiệt của thành thị Mỹ, chưa kể tiếng Anh là rào cản lớn của cô.

    [​IMG] Trang Ha nỗ lực gấp nhiều lần người bình thường để được công nhận. Ảnh chụp màn hình Youtube.

    Khi là học sinh trường trung học Southside, Trang vật lộn với tiếng Anh để nắm bắt vấn đề. Một học sinh bình thường mất một tiếng làm bài tập về nhà nhưng Trang tốn đến 3 tiếng hoàn thành bằng cách đọc chữ nổi.
    "Tôi cảm thấy sợ hãi và ức chế. Ngày nào đi học về tôi cũng khóc vì không hiểu bài. Lớp rất đông người nhưng tôi cảm giác chỉ có mình tôi ở đó", Trang kể.
    Nhưng Trang vẫn kiên trì. Nghị lực mạnh mẽ dường như có tính di truyền, cả ông và bố mẹ cô đều làm việc chăm chỉ vì gia đình, chưa từng bỏ cuộc. Cô không muốn có nhiều thời gian rảnh rỗi vô nghĩa. Khi học ở trường khiếm thị Việt Nam, cô thường giúp đỡ người làm bếp chuẩn bị bữa trưa cho học sinh.
    Trang hiểu rõ nền tảng giáo dục sẽ dẫn đến một công việc tốt. Ban đầu, giáo viên tiếng Anh phải dùng Google dịch, gõ các từ tiếng Anh để máy phát âm bằng tiếng Việt mới có thể trao đổi với Trang. Dần dần, khi đã hiểu biết căn bản về tiếng Anh, Trang nói chuyện trực tiếp với giáo viên.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này