Tuyệt chiêu khai thác con rươi của người làng tỉnh Hải Dương.

Thảo luận trong 'Mua bán tổng hợp' bắt đầu bởi quangcaokingfox, 27/1/21.

  1. quangcaokingfox
    Offline

    quangcaokingfox Expired VIP

    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Bắt rươi đặc sản theo cách “Lên bổng, xuống giọt”
    Bắt đầu từ TP Hải Dương xuôi đường tỉnh 391 khoảng 25 km sẽ đến xã An Thanh - nơi có khoảng 80 ha đất bãi ngoài đê sông Thái Bình đang cho khai thác rươi thì riêng thôn Thanh Kỳ đã chiếm trên 50 ha.
    Điều thú vị là đúng vào kỳ nghỉ Tết dương lịch năm nay tại nơi đây sẽ có rươi nổi. Những con rươi đỏ mọng từ lòng đất chui lên, ngoi đầy mặt ruộng chắc chắn sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú của những người đam mê khám phá.
    Nếu chưa biết về rươi và những điều thú vị xung quanh con đặc sản tự nhiên này thì kỳ nghỉ Tết dương lịch năm nay mọi người hãy về thôn An Định, xã An Thanh (Tứ Kỳ)
    Đưa chúng tôi đi thăm khu ruộng khai thác rươi ngoài đê sông Thái Bình, anh Phạm Đức Đồng ở thôn An Định (xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) cho biết các cụ xưa có câu: “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, ý nói đây là thời điểm bắt đầu bước vào vụ khai thác rươi.
    Trên thực tế rươi gần như cho khai thác quanh năm. Từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch gọi là rươi éo (rươi chiêm), sản lượng ít. Từ tháng 9 đến hết tháng 11 hoặc thậm chí kéo dài cả sang tháng 12 âm lịch là rươi mùa (chính vụ).
    Giai đoạn này rươi lên rất nhiều. Mỗi tháng sẽ có 2 nước rươi, cứ 15 ngày rươi sẽ lên một lần. Song không phải nước nào cũng có mà phải cách một nước rươi mới lại lên nhiều.
    “Nước đầu của tháng 11 âm lịch năm nay không có rươi. Vì vậy, theo quy luật thì vào khoảng ngày rằm tháng này, đúng kỳ nghỉ Tết dương lịch chắc chắn sẽ có nhiều rươi”, anh Đồng khẳng định.
    Qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, ngày càng có nhiều người biết đến con rươi. Họ có thể bắt gặp những hộp giấy đựng đầy rươi tươi bán ngoài các chợ.
    Nhưng số người được tận mắt chứng kiến con rươi bơi trên mặt nước và quy trình khai thác chúng thì chắc hẳn chưa nhiều. Vậy quy trình khai thác rươi có gì đặc biệt?
    Ông Phạm Đình Khôi, một người dân trong thôn An Định cho biết quy trình khai thác rươi khá đơn giản nhưng phải chấp hành nguyên tắc “lên bổng, xuống giọt”.
    Nước rươi đến, người dân sẽ nhìn lỗ trên mặt ruộng hoặc xắn hẳn một khối đất to để xác định rươi đã già hay còn non.
    Nếu rươi đã già thì đợi thủy triều lên rồi đưa nước từ sông Thái Bình vào ruộng, đóng cống để ngâm khoảng nửa hoặc 1 ngày. Trong khoảng thời gian này, những con rươi cứ thế từ lòng đất chui lên bơi kín mặt nước, mỗi con dài khoảng 5 - 7 cm.
    Đợi tới thời gian thích hợp, người dân sẽ bắt đầu mở cống. Nước rút, những con rươi cứ vậy theo dòng chui vào trong túi lưới đặt ở cửa cống mà người dân vẫn quen gọi là chiếc “săm”. 5 - 10 Phút, người ta lại ra nhấc túi lưới, tháo dây và trút rươi vào thùng, mang lên rửa lại bằng nước sạch vài lần, để róc nước rồi cho vào thùng xốp mang bán.
    “Hiểu một cách đơn giản là lúc cho nước vào thúc rươi thì làm nhanh, còn khi tháo nước để trút rươi ra săm phải làm từ từ để tránh con rươi bị vỡ”, ông Khôi nói.
    Thưởng thức đặc sản địa phương
    Về thôn An Định, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) ngoài trải nghiệm quy trình khai thác rươi, du khách sẽ có dịp thưởng thức những món ngon do chính người dân chế biến từ con đặc sản tự nhiên này.
    Anh Đồng cho biết ở trong thôn không có nhà hàng nhưng bù lại người dân địa phương rất hiếu khách và sẵn sàng trổ tài làm những món ngon từ rươi ngay tại nhà để thết đãi.
    Trong khoảng 2 năm trở lại đây, vào dịp lễ, Tết dương lịch hoặc cuối tuần, anh Đồng đã đón nhiều đoàn khách ở các tỉnh, thành phố, trong đó có cả người nước ngoài về tìm hiểu con rươi. Anh không ngần ngại mời họ về nhà thưởng thức các món ngon từ rươi do tay mình chế biến.
    Xem thêm các loại hộp chứa thực phẩm: hộp cơm xốp
    Rươi có thể chế biến thành rất nhiều món ngon. Nhưng phổ biến nhất phải kể đến các món như rươi nấu măng, rươi rán, rươi vần (rươi kho), rươi nấu rau cải, nem rươi, mắm rươi (chấm thịt ba chỉ ăn kèm với chuối xanh, khế chua).
    Gần đây, rươi còn được chế biến thành món lẩu ăn với măng tươi, khế chua, rau cải cũng rất ngon. Trong số những món này, rươi vần chế biến cầu kỳ nhất và thường phải mất nửa ngày mới xong. Còn lại những món khác chỉ cần 1 - 2 giờ vào bếp là đã có thể thưởng thức.
    Cùng một món rươi, mỗi nơi sẽ có cách chế biến khác nhau. Với người dân An Định, để làm nên các món rươi ngon đúng điệu, ngoài lựa chọn mẻ rươi to, đỏ mọng, họ thường tận dụng tối đa các loại rau gia vị quanh vườn.
    Đó là măng tây, khế chua, hành tươi, hành khô, rau thì là, lá gừng, củ gừng tươi, lá lốt, mùi tàu, vỏ cam hoặc quýt, lá xương sông, ớt, cà chua…
    Ngoài ra, các món này phải có trứng gà, thịt ba chỉ và một số gia vị như nước mắm, mỳ chính, hạt nêm, tiêu bắc. Mỗi món ăn chế biến từ rươi rất thơm ngon, béo bùi, hội tụ đủ hương vị đồng quê khiến ai lần đầu được thưởng thức cũng thích thú.
    Bạn Nguyễn Quốc Lương (sinh năm 1998), sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng bạn của mình là Basile Cotte đến từ Pari (Pháp) vừa có chuyến khám phá về vùng khai thác rươi ở thôn An Định tỏ ra vô cùng thích thú.
    Lương cho biết: “Chúng em đã có một ngày thật ý nghĩa khi được chứng kiến người dân khai thác rươi. Bà con địa phương rất mến khách, nấu cho chúng em ăn những món rất tuyệt vời. Basile Cotte đã ăn rất nhiều và nói muốn được quay trở lại đây vào lần sau”.
    Nghỉ Tết dương lịch năm nay, nếu không đi đến các địa điểm du lịch, hãy cùng gia đình, bạn bè dành thời gian về An Định khám phá và thưởng thức những điều thú vị về rươi - con đặc sản tự nhiên mà không phải nơi nào cũng được thiên nhiên ưu ái ban tặng.
    Sản phẩm mới: hộp xốp
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này