Tìm hiểu về sa tử cung sau sinh, và tuyệt chiêu hết đau dạ con sau sinh

Thảo luận trong 'Sức khỏe - Y tế' bắt đầu bởi ntttrinh1103, 17/3/18.

  1. ntttrinh1103
    Offline

    ntttrinh1103 Expired VIP

    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    0
    Những lưu ý cho lần mang thai sau khi sinh mổ lần 2?

    Lúc nào có thể mang thai lần hai ?

    Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo những phụ nữ đã mổ đẻ lần đầu chỉ nên mang thai lần 2 từ sau 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp.

    Mang thai lần 2 trước 2 năm tính từ khi sinh mổ lần đầu, cần lưu ý điều gì?

    Khi phát hiện mang thai lần 2 trước 2 năm tính từ khi sinh mổ lần đầu, thai phụ cần siêu âm kịp thời để chẩn đoán sức khỏe thai nhi cũng như xem tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn cho lần mang thai kế tiếp. Trong lần mang thai này, thai phụ cần nói cụ thể với bác sĩ điều trị về vết mổ cũ như: thời gian mổ, lý do mổ, thời gian nằm viện, những tai biến của lần mổ trước (băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản…), các tiền sử bệnh án liên quan đến vết mổ…

    Tìm hiểu về sa tử cung

    Sa tử cung là hiện tượng dạ con bị sa xuống vùng âm đạo. Nguyên nhân là do sau khi sinh, tử cung vẫn chưa hồi phục lại trạng thái ban đầu trong khi đó, cơ và dây chằng vùng khung chậu lại bị co giãn nhiều nên không nâng đỡ được tử cung, làm cho tử cung bị sa xuống.
    >>> Xem thêm: Đau dạ con khi sinh mổ-Tuyệt chiêu hết đau dạ con sau sinh mổ

    [​IMG]
    Đẻ mổ lần 2 ít liên quan đến sa tử cung

    Sa tử cung sau sinh thường gặp ở những phục nữ bị suy nhược cơ thể, sinh non nhiều lần, ít vận động hay làm việc nặng nhọc quá sớm mà không kiêng cữ, nghỉ ngơi sau sinh.

    Thông thường, mẹ sau sinh sẽ bị sa tử cung ở một trong ba mức độ:

    Mức độ 1: Mức độ nhẹ nhất, tử cung bị sa nhưng vẫn nằm trong âm đạo.
    Mức độ 2: Cổ tử cung và phần thân bị lồi ra ngoài của âm đạo.
    Mức độ 3: Toàn bộ dạ con bị sa xuống âm đạo.
    Đẻ mổ lần 2 có bị sa tử cung không?

    Khi đẻ mổ lần 2, em bé không đi qua “cửa mình” của mẹ nên vùng kín thường ít khi chịu tổn thương, dây chằng và khung xương chậu không bị co giãn quá nhiều nên nguy cơ bị sa tử cung vô cùng ít.

    Sinh mổ có cảm giác đau không?Sinh mổ có cảm giác đau không? Thời điểm sinh mổ lần 2 vào tuần bao nhiêu là tốt nhất?Thời điểm sinh mổ lần 2 vào tuần bao nhiêu là tốt nhất?

    Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ không đề phòng căn bệnh này. Bởi dù là sinh thường hay phương pháp đẻ mổ lần 2 thì tử cung của mẹ cũng bị co giãn và để giúp tử cung hồi phục nhanh hơn, mẹ nên thực hiện những việc sau nhé:

    Không nên nằm quá nhiều. Sau sinh mổ 1 ngày, mẹ nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, tùy vào mức độ đau mà thời gian đi nhiều hay ít.
    Không bê vác vật nặng, lao động sớm hay ngồi xổm.
    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng hóa nguồn thực phẩm, chú trọng vào rau, củ, quả, không ăn quá nhiều một món hay kiêng khem nhiều món.
    Uống ít nhất 2 lít nước một ngày.
    [​IMG]
    Tuyệt chiêu hết đau dạ con sau sinh mổ

    Cơn đau do co dạ con sau sinh thậm chí còn... kinh khủng hơn cả đau đẻ đấy, vậy nên mẹ nhớ học vài "bí kíp" dưới đây kẻo đau đến chảy nước mắt!

    Khi mang thai, mẹ tưởng tượng những ngày đầu sau sinh sẽ ngập tràn hạnh phúc vì được ôm con yêu vào lòng, cơ thể mẹ nhẹ nhõm hơn, chiếc bụng to lùm lùm cũng xẹp bớt. Tưởng tượng là vậy nhưng thực tế thì lại khác xa hoàn toàn. Trong lúc cả nhà đang hân hoan ăn mừng sự kiện em bé chào đời thì mẹ lại quằn quại với những cơn chuột rút, những cơn co thắt dạ con. Cảm giác hạnh phúc vì làm mẹ bỗng dưng biến mất.

    Các bước làm hết đau dạ con sau sinh mổ

    Bước 1: Xoa bóp, massage vùng bụng dưới

    Sau sinh, sờ lên vùng bụng các mẹ sẽ thấy ở dưới rốn gồ lên một khối cứng (em gọi vậy cho dễ hiểu), đó chính là dạ con chưa thể co lại như ban đầu. Và thường mẹ nào sinh con rạ cũng sẽ bị, nhất là sinh thường. Do đó mẹ nào sinh thường tập 2 thì chuẩn bị đau nha.

    Cách xoa bóp thế này ạ: Mẹ nằm yên trên giường, có thể tự mình xoa bụng hoặc nhờ người khác xoa dùm, nếu là chồng massage cho vợ thì càng tốt. Bàn tay xòe ra, áp lòng bàn tay trên bụng (ngay khối cứng là dạ con đó) xoa xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ đến khi khối cứng mềm đi là cơn đau sẽ giảm. Cứ khi nào bị đau thì làm nhé!

    Massage theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp cơn đau nhanh chóng qua đi. Ảnh minh họa

    Lưu ý, khi thực hiện massage mẹ nên thư giãn, thả lòng toàn bộ cơ thể, hít thở nhẹ nhàng như thế sẽ giúp tử cung co bóp đều, sản dịch tống ra nhanh hơn giúp bớt đau. Và nhớ là mẹ chỉ nên dùng tay xoa bụng thôi nha, tuyệt đối không chườm nóng bằng túi hay cho nước nóng vào chai thủy tinh lăn trên bụng nha vì có thể gây xung huyết.

    Ngoài ra, để dạ con nhanh trở về tư thế ban đầu, sau sinh mẹ cũng nên siêng đi lại, vận động nhẹ nhàng nhé!
    >>> Xem thêm: Đẻ mổ lần 2 có bị sa tử cung ?

    Bước 2: Ăn gà trống chưa gáy xào củ nghệ

    Đây là món ăn bài thuốc chữa đau dạ con rất hiệu nghiệm theo dân gian. Nghệ không chỉ có công dụng kháng viêm, còn có tác dụng giảm đau hiệu quả cho mẹ sau sinh. Cách nấu món này như sau:
    [​IMG]
    Làm thịt một con gà trống nhỏ, chưa biết gáy;
    Nghệ tươi gọt vỏ, thái sợi;
    Phi hành thơm, đem nghệ xào với thịt gà, chín thì nêm nếm gia vị và ăn khi còn nóng ấm.
    Ăn mỗi ngày, đến khi mẹ thấy bớt đau thì ngưng. Em kết hợp massage và ăn món này trong 3 ngày thì hết hẳn các mẹ ạ. Các mẹ thử nhé!

    Ngoài ra, để dạ con nhanh phục hồi các mẹ nhớ siêng cho con bú nha, có thể khi bú sẽ đau đó nhưng thường xuyên cho con bú sẽ giúp tử cung co bóp nhiều, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài nữa đấy. Hơn nữa, việc cho con bú mẹ sẽ giúp sữa mẹ tiết ra nhiều, con có nhiều sức đề kháng đấy!

    Xem thêm chi tiết tại: https://satucunghoada.com/
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này