[Toàn Quốc] Nâng cao khai thác nguồn năng lượng tái tạo

Thảo luận trong 'Điện tử - Kỹ thuật số' bắt đầu bởi samsamkute, 2/8/17.

  1. samsamkute
    Offline

    samsamkute

    Bài viết:
    522
    Đã được thích:
    0
    Là quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo (năng lượng xanh), nhưng hiện nay tỷ lệ điện năng từ nguồn năng lượng này còn quá thấp, cần nâng cao khai thác nguồn năng lượng tái tạo là bài toán đặt ra cấp thiết trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trước thực tế các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt.

    Tiềm năng lớn

    Làm thế nào để nâng cao khai thác nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam là vấn đề được các chuyên gia cùng các đại biểu bàn luận với nhiều ý kiến, đánh giá thiết thực tại Hội thảo “Năng lượng xanh, dự báo xu hướng và phát triển” diễn ra ngày 28/7/2017 tại TP.HCM.

    Theo ông Lê Tuấn Phong – Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương), mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000-2.500 giờ nắng với mức chiếu nắng trung bình khoảng 150kCal/cm2, tương đương với tiềm năng khoảng 43,9 triệu tấn dầu quy đổi/năm. Năng lượng gió cũng khá hấp dẫn, có thể đạt công suất phát điện khoảng 800-1.400 kwh/m2/năm trên đất liền, từ 500-1.000 kwh/m2/năm tại các khu vực bờ biển, Tây Nguyên và phía Nam và dưới 500 kwh/m2/năm ở các khu vực khác.

    [​IMG]

    Năng lượng sinh khối quy đổi cũng vào khoảng 43-46 triệu tấn dầu trong đó 60% đến từ các phế phẩm gỗ và 4% đến từ phế phẩm nông nghiệp”.

    Trong khi đó, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nguyễn Tiến Khiêm, Ngô Quý Thêm (Viện Cơ học), Đỗ Đình Khang (Cty phát triển công nghệ) và Vũ Anh Tuấn (Cty Yên Đông) đưa ra báo cáo về “Công nghệ pin Mặt trời vô định hình Silic và khả năng ứng dụng vào Việt Nam”.

    Theo nghiên cứu này, Việt Nam là một trong những nước nằm trong giải phân bố ánh sáng nhiều nhất trong năm theo bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới nhờ bờ biển dài tới hơn 3.000 km. Trong đó, có hàng nghìn đảo hiện có cư dân sinh sống mà nhiều nơi không thể đưa điện lưới tới được, vì vậy sử dụng năng lượng điện từ mặt trời tại chỗ để thay thế cho năng lượng truyền thống là một kế sách vô cùng có ý nghĩa về mặt kinh tế, văn hóa giáo dục và an ninh quốc phòng”.

    Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo còn ở mức khiêm tốn (đạt tỷ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050). Trong khi đó, nhu cầu sử dụng năng lượng đang gia tăng ở mức chóng mặt tại Việt Nam.

    Khai thác năng lượng tái tạo, còn đó những rào cản

    Theo Bộ Công thương, tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở Việt Nam hiện tăng ở mức gấp đôi so với tỷ lệ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ này chỉ ở mức dưới 1. Hiện nay, tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 – 2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn này là 11,7%/năm.

    Dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng trong tương lai để phục vụ phát triển kinh tế. Theo TS Nguyễn Anh Tuấn – GĐ Trung tâm năng lượng tái tạo (Viện Năng lượng – Bộ Công thương) cho biết: Trong bối cảnh ngày càng cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu thế giới tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước ngày càng khó khăn và trở thành một thách thức lớn.

    Trong khi, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên tái tạo sạch khá dồi dào, có khả năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu tác động tới môi trường.

    “So với nhiều nước trên thế giới, việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn quá nhỏ bé và chưa phát huy hết tiềm năng hiện có. Để đáp ứng nhu cầu trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức.

    Do đó, việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo và bước đầu đã được đề cập trong một số các văn bản pháp lý”, TS Nguyễn Anh Tuấn, cho biết thêm.
    Khai thác nguồn năng lượng tái tạo còn rất hạn chế so với tiềm năng vốn có trong tổng thể phát triển điện năng quốc gia.

    Đứng trước bối cảnh nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày một gia tăng, khả năng cung cấp các nguồn năng lượng nội địa hạn chế, trong khi tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, kèm theo nhu cầu sử dụng điện và nhiệt cho sản xuất rất cao thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo sẵn có cho sản xuất điện, đồng phát năng lượng (cả điện và nhiệt) là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường. Quyết định số 1208 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030 (Tổng sơ đồ phát triển điện 7) được xem là cơ sở pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

    TS.Hoàng Tiến Dũng – Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công thương) cho biết: Đặc thù của năng lượng tái tạo là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như: nước, nắng, gió, vị trí địa lý, công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó, để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ.

    Mặc dù năng lượng tái tạo (trừ thuỷ điện) là một phần nhỏ của tổng năng lượng cung cấp trên toàn thế giới và ở Việt Nam, nhưng các dự án sản xuất điện từ năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2000 – 2010, bên cạnh đó giá mua điện hiện nay từ các dự án năng lượng tái tạo chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Tổng công suất lắp đặt của điện sinh khối là 150 MW và hiện đã có một số nhà máy bán điện.

    Trong giai đoạn 2005 – 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 4 lần. Nhu cầu điện của Việt Nam tăng 10%/năm đến năm 2025. Do đó Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của Năng lượng tái tạo và lập Tổng sơ đồ phát triển Năng lượng tái tạo dài hạn.

    Rào cản chính cho phát triển năng lượng tái tạo là chi phí sản xuất. Nhiều công nghệ mới của năng lượng tái tạo gồm: gió, mặt trời và nhiên liệu sinh học đã và sẽ sớm có tính cạnh tranh kinh tế với các nhiên liệu hóa thạch và có thể đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Các công nghệ có chi phí tương đối cạnh tranh là thủy điện, gió, sinh khối và địa nhiệt. Mặc dù pin mặt trời có chi phí cao nhưng chi phí này giảm đều đặn do tiến bộ trong công nghệ.

    Hiện tại, Việt Nam chưa có cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo một cách tổng thể, ngoài cơ chế hỗ trợ giá riêng cho cho điện gió được thông qua năm 2011. Trong một số dự án nghiên cứu do Viện Năng lượng tiến hành trong thời gian qua, một số cơ chế khác như cơ chế đấu thầu hoặc cơ chế hạn ngạch cũng đã cho thấy có khả năng thích hợp, cùng với việc đề xuất một số thể chế nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo.

    Ngoài ra, để hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo nhỏ và độc lập, các nghiên cứu cho thấy một “cơ chế cấp tín dụng trực tiếp cho người tiêu dùng” là thích hợp trong điều kiện của Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng bất cứ cơ chế nào cũng nên áp dụng bổ sung các chế tài hoặc các cơ chế hỗ trợ khác để phát huy hiệu quả tối đa sự hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.

    Xem ra, tiềm năng của năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã rõ, nhưng để khai thác và phát huy tối đa nguồn năng lượng này cần có cơ chế, chính sách cũng như nguồn vốn đầu tư…thì hiệu quả khai thác mới được phát huy đúng với giá trị, tiềm năng vốn có của nguồn năng lượng này.




    Nguồn Báo Xây Dựng Điện Tử
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này