Chống thấm ngược

Thảo luận trong 'Công nông nghiệp - Xây dựng' bắt đầu bởi nguyenvankha, 8/6/17.

  1. nguyenvankha
    Offline

    nguyenvankha

    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Chống thấm ngược – kỹ thuật chống thấm dân dụng
    Tình trạng thấm dột ở Việt Nam là rất thường gặp và có diễn biến phức tạp nếu không được xử lý kịp thời. Sự xâm hại của nước tới công trình xây dựng là điều tất yếu nếu công trình của bạn không được thi công chống thấm, đáng tiếc ở Việt Nam, công việc xử lý chống thấm dột cho các hạng mục trong công trình xây dựng chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, kỹ thuật chống thấm ngược là một giải pháp mới, hiện đại, tiên tiến, nhằm khắc phục hiệu quả cho một số hạng mục không được thi công chống thấm dột ngay từ đầu.

    [​IMG]

    Chống thấm ngược là gì?
    Chống thấm ngược là cách thức tạo cho đối tượng khả năng không bị ảnh hưởng bởi nước, bằng cách tạo các lớp màng chống thấm lên bề mặt bên trong (mặt trong) thay vì bên ngoài.
    Vì áp lực nước tác dụng lên mặt trong ( ảnh hưởng đến phần liên kết với bề mặt của hạng mục) của lớp phủ chống thấm, có xu hướng tách lớp chống thấm khỏi bề mặt. Do vậy vật liệu chống thấm sử dụng trong trường hợp này cần có tính bám dính cao. Liên kết vững chắc với các lớp vật liệu khác và đặc biệt là có độ đàn hồi tốt chịu được áp suất nước.
    Những trường hợp nào cần áp dụng phương pháp thi công chống thấm ngược?
    - Các bể ngầm chứa nước khi đưa vào sử dụng như bể bơi, bể chứa nước ngầm dùng trong sinh hoạt nảy sinh vấn đề nguồn nước thấm qua thành bể.
    - Khe tiếp giáp giữa 2 nhà, khi thi công không thể trát lớp vữa bề mặt tường ngoài
    - Chống thấm cho tầng hầm, hố thang máy.
    Các bước tiến hành thi công chống thấm ngược cho công trình:
    - Loại bỏ sạch các lớp vữa, hồ, xi măng bám lên bề mặt bê tông bằng các loại dụng cụ: máy mài, búa, đục sắt, đục mở các đường nứt lớn xuyên sàn ( nếu có) theo rãnh rộng 2-3cm sâu2-42cm, các hốc hổng, lỗ rỗ thì cần phải băm đục bỏ phần bám dính hờ, đục rông và sâu cho đến phần đặc chắc. Xung quanh miệng ống thoát nước xuyên sàn ta nên đục rộng từ 2-3 cm, sâu 3 – 4 cm để có thể tiếp nhận được nhiều chất chống thấm, lắp băng trương nở và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
    - Sử dụng hỗn hợp vật liệu gồm sika latex + xi măng + cát vàng, trộn hỗn hợp tạo thành vữa để bo, trát... các vị trí lỗ rỗng, lỗ rỗ trên bề mặt chống thấm
    - Dùng máy thổi bụi, hoặc chổi quét... để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt
    - Tiến hành thi công chống thấm dột, tùy vào bản chất bị thấm của công trình mà có các loại vật liệu chống thấm khác nhau tương thích. Nhưng bản chất vật liệu đó phải tồn tại yếu tố quan trọng nhất đó là khả năng bán dính cực tốt để chống lại khả năng xâm thực của nước từ phía ngoài vào.
    Phương pháp chống thấm ngược cần được thi công một cách cẩn thận, kỹ càng vì thường không mang lại độ bền lâu như chống thấm thuận.
    Mỗi một công trình bị thấm dột đều đến từ các nguyên do khác nhau, do đó, để được hiệu quả trong mỗi trường hợp riêng các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ tư vấn chuyên ngành chống thấm dột.
    Chân thành cám ơn!

    Chống thấm giá rẻ
    VATLIEUKIENTRUC.COM
    HOTLINE: 0979.648.383 - 0943.382.383
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này