Tiếng Việt dưới góc nhìn của người nước ngoài

Thảo luận trong 'Tuyển sinh - Đào tạo' bắt đầu bởi thainguyen, 12/5/17.

  1. thainguyen
    Offline

    thainguyen Expired VIP

    Bài viết:
    1,075
    Đã được thích:
    0
    Khi nói về tiếng Việt đa số người nước ngoài nhận xét rằng tiếng Việt thực sự không khó để giao tiếp cơ bản. Nhưng đối với những người mới bắt đầu, họ gặp hàng tá những khó khăn mà chỉ khi bước vào thực hành thì mới nhận ra được, nhiều khi họ phát kiến ra những câu nói “bất hủ” vừa ngô nghê, vừa ngộ nghĩnh. Để giúp bạn hình dung rõ hơn những khó khăn mà người nước ngoài phải đối mặt khi học tiếng Việt, Edu2Review đã phỏng vấn Erik (Thụy Điển) và Austin (Canada) - 2 người nước ngoài đang tham gia khóa dạy tiếng việt cho người nước ngoài về vấn đề này.

    1. Khó khăn về thanh điệu Theo khảo sát với một số người nước ngoài, đa số họ gặp khó khăn trong thanh điệu. Bản chất của tiếng Việt gồm 6 thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh sắc, thanh hỏi và thanh nặng. Thanh điệu sẽ làm nghĩa của một từ thay đổi. Vì tính phức tạp trong thanh điệu, việc nghe và sử dụng từ chính xác là một điều rắc rối.


    [​IMG]
    Tiếng Việt khó quá đi thôi...
    “Học tiếng Việt Nam đòi hỏi sự chính xác. Bạn phải phát âm đúng, rõ từng chữ, từng câu và phải đúng về cả ngữ pháp nữa, nếu không sẽ dễ dàng bị hiểu lầm hay hiểu sai ý”. - Erik chia sẻ. “Nhiều khi tôi đi đến xe bán bánh mỳ và nói “Tôi muốn mua bánh Mỹ” thì người bán hàng bật cười và nói rằng: Không có bán bánh của nước Mỹ chỉ bán bánh mỳ thôi”… đến lúc đó mới phát hiện rằng mình bỏ dấu sai.” Erik cười và nói thêm. “Có hôm tôi đi ăn với bạn mà quên mang tiền nên tôi nói “Tôi quên mang Tiến”, mấy người bạn của tôi cười đắc chí và giải thích: Tiến hôm nay không có ở đây đâu…” Erik thở phượt một tiếng: “Tiếng Việt khó thật đó!”

    2. Ngôn ngữ không phổ biến
    Do tiếng Việt chỉ được sử dụng với cộng đồng người Việt, không phổ biến trên quốc tế, vì vậy nhiều người nước ngoài trước khi đến Việt Nam họ hoàn toàn chưa được tiếp cận với ngôn ngữ này nên việc học trở nên mơ hồ, khó định hướng. Theo người nước ngoài, tiếng Việt Nam bản chất thì không khó, ngữ pháp cũng dễ hơn so với các tiếng như Pháp, Tây Ban Nha, Ý… Ngữ pháp của các tiếng này phải chia theo thì, theo giống đực, giống cái nên khó hơn rất nhiều.( tìm hiểu thêm học tiếng việt với giáo viên bản ngữ ) 3. Tâm lý khi giao tiếp

    Tuy nhiên, do trình độ tiếng Anh của một số người Việt Nam còn hạn chế và do tâm lý của người bán hàng, chỉ cần nhìn thấy Tây thì trong suy nghĩ của họ là người đó phải nói tiếng Anh. Nhưng khi Tây nói tiếng Việt thì họ vẫn còn đang hoang mang chưa nhận ra dẫn đến những tình huống éo le. Austin người Canada đến làm việc ở Việt Nam được một 1 năm nói rằng: “Sometimes I go to coffee shop and said :”bán cho toai 1 ly cà phê “khôn đườn”” then what I received is the cup of coffee with lots of sugar” 4. Rắc rối về từ xưng hô

    Bên cạnh đó, người Việt Nam có rất nhiều đại từ xưng hô như: ông, bà, cô, chú, dì, bác, cha, me… trong khi đó tiếng Anh khi giao tiếp chỉ có 2 từ “you” và “me” nên khi nói tiếng Việt, người nước ngoài rơi vào các trường hợp dở khóc dở cười không biết dùng từ nào cho đúng.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này