Mục tiêu chính của người nước ngoài học tiếng Việt là giao tiếp

Thảo luận trong 'Tuyển sinh - Đào tạo' bắt đầu bởi thainguyen, 24/10/17.

  1. thainguyen
    Offline

    thainguyen Expired VIP

    Bài viết:
    1,075
    Đã được thích:
    0
    Mục tiêu chính của người nước ngoài học tiếng Việt là giao tiếp
    Có khi học viên nhắm đến việc giao tiếp gián tiếp ( đọc và viết) hoặc học để giao tiếp trực tiếp ( nghe và nói ) ; và có khi là nhắm đến cả hai. Học để giao tiếp trực tiếp là cách học hoàn toàn có tính chất thực dụng : chỉ cần tập trung phát triển khả năng nghe và nói.

    Tuy nhiên nếu phải lựa chọn thì ưu tiên phải được dành cho loại giao tiếp trực tiếp với hai kỹ năng nghe và nói.

    Việc giảng dạy tiếng việt cho người nước ngoài nhắm vào mục tiêu giao tiếp có bốn tác dụng chính :
    Đáp ứng được yêu cầu lớn nhất và quan trọng nhất của học viên khi chọn học tiếng Việt. Nâng cao động cơ học tập của học viên vì nó đáp ứng được nhu cầu của họ Giúp việc học tiếng Việt của người nước ngoài tiến hành một cách tự nhiên. Tạo bối cảnh hỗ trợ cho việc học : học sinh có cơ hội thực hành ngay ngôn ngữ mình đang học bằng cách tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt ngay Để đạt được mục tiêu và các tác dụng ấy, có mấy nguyên tắc chính :
    [​IMG]
    Tiếng Việt được sử dụng càng nhiều càng tốt
    Tiếng Việt nên tự nhiên, càng gần gũi với đời sống thường ngày bao nhiêu càng tốt
    Các bài tập cũng như các cuộc thảo luận trong lớp nên tập trung vào ý nghĩa hơn là hình thức
    Phương pháp chức năng ( functional approach) cần được sử dụng rộng rãi ( ví dụ , sử dụng ngôn ngữ để mời, xin lỗi, chào hỏi, tự giới thiệu, hỏi ý kiến của nhau, …)
    Học viên cần giáo viên bản ngữ yêu cầu làm thật nhiều bài tập cũng như cơ hội phát thảo luận. Khi học viên tập nói hay phát biểu , giáo viên cần hạn chế tối đa mọi sự can thiệp hay ngắt lời ( nếu học viên có gì sai, chờ sửa sau; không nên làm họ mất tự tin hay cụt hứng ) .
    Chọn các đề tài gần gũi với đời sống và sở thích của học viên
    Biết cách khuyến khích học viên phát biểu thảo luận.
    Liên quan đến giao tiếp có hai vấn đề cần được nhấn mạnh là :

    Thứ nhất, giao tiếp có nhiều cấp độ khác nhau : nghe, nói, đọc và viết mà trung tâm là ý thức về văn hóa. Không thể phát triển khả năng giao tiếp hoàn hảo mà thiếu một trong năm yếu tố này.

    Thứ hai, giao tiếp có nhiều hình thức khác nhau , từ văn bản nói đến. Nói , có hai hình thức chính : Nghi thức ( formal) và thân mật ( informal ) ( kể cả với một, hai người hay với đám đông ) . Viết, cũng có hai hình thức : văn chương và phi-văn chương. Văn chương là một tác phẩm nào đó, từ thơ đến truyện, phê bình và nghiên cứu. Phi-văn chương là bất cứ văn bản nào đó chúng ta thường gặp trong đời sống hàng , từ một tờ thực đơn nhà hàng đến một tờ quảng cáo, một tin nhắn, một bức thư,một bài báo, ….
    [​IMG]
    Dạy giao tiếp, giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần quan tâm đến tất cả các cấp độ và hình thức ấy.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này