[Toàn Quốc] FPT Telecom Biên Hòa Đồng Nai kỷ niệm 28 năm thành lập

Thảo luận trong 'Dịch vụ Internet' bắt đầu bởi nganlk91, 8/12/16.

  1. nganlk91
    Offline

    nganlk91

    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Cách đây đúng 28 năm tròn, ngày 13/9/1988, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã ký quyết định thành lập Công ty công nghệ thực phẩm (tên gọi đầu tiên của FPT) và giao cho ông Trương Gia Bình làm Giám đốc. Một công ty mới ra đời, không vốn liếng, không tài sản, không tiền mặt… chỉ có 13 nhà khoa học trẻ tuổi, đầy hoài bão, tin tưởng vào bàn tay và trí óc của mình, dám đương đầu với mọi thách thức, quyết làm nên nghiệp lớn.

    Đến nay, trải qua chặng đường phát triển gần 3 thập kỷ, FPT Biên Hòa đã trở thành một doanh nghiệp viễn thông - CNTT hàng đầu Việt Nam với gần 27.000 cán bộ, nhân viên; hiện diện tại 19 quốc gia trên thế giới. Hoạt động trong 4 mảng kinh doanh chính gồm: Công nghệ, Viễn thông, Phân phối & bán lẻ sản phẩm công nghệ và Giáo dục, FPT đã đạt tổng doanh thu lên tới 1,8 tỷ USD năm 2015. Trong 7 tháng đầu năm 2016, FPT đã ghi nhận doanh thu hợp nhất 20.931 tỷ đồng và 1.421 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt tương ứng 93% và 100% kế hoạch lũy kế. Lợi nhuận sau thuế của FPT trong 7 tháng đầu năm nay là 1.207 tỷ đồng, tương đương 101% kế hoạch lũy kế. Toàn cầu hóa tiếp tục là một động lực tăng trưởng quan trọng cho FPT; sau 7 tháng, thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận kết quả khả quan với 3.139 tỷ đồng doanh thu, tăng 30% và 428 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

    Đúng dịp FPT Đồng Nai kỷ niệm 28 năm thành lập (13/9/1988 - 13/9/2016), ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng giám đốc FPT, Ủy viên HĐTV Công ty Hệ thống Thông tin FPT, 1 trong 13 thành viên Hội đồng sáng lập FPT đã có bài viết trên bản tin nội bộ của tập đoàn giải thích rõ về căn nguyên tên gọi ban đầu của FPT - “Công ty công nghệ thực phẩm” thời điểm mới được thành lập 28 năm trước. ICTnews xin giới thiệu đến độc giả bài viết có tiêu đề “Tản mạn về tên cái tên FPT” của vị “công thần” FPT Đỗ Cao Bảo:

    Cách đây 28 năm khi thành lập, FPT có tên tiếng Việt là: “Công ty công nghệ thực phẩm”, tên tiếng Anh viết là “Food Processing Technology Company”.

    Xung quanh tên ban đầu của FPT có nhiều bàn tán, thêu dệt không đúng, hiểu sai, thậm chí xuyên tạc. Vì trong tên công ty có chữ “thực phẩm” nên có nhiều người nghĩ rằng FPT đã từng kinh doanh, xuất nhập khẩu mì tôm, chuối khô, khoai, sắn... Ngay cả Wikipedia (Bách khoa thư mở trên Internet - PV) cũng viết như vậy. Có những người còn suy diễn đổi tên đến 3 lần, tên chẳng liên quan đến nhau, chứng tỏ FPT không có chiến lược kinh doanh nhất quán.

    Sự thực là FPT chưa bao giờ kinh doanh cái gì liên quan đến thực phẩm như mì tôm, chuối khô, khoai, sắn... và ngay từ đầu FPT đã định hướng Công nghệ và CNTT.

    Vậy tại sao FPT lại có tên Công nghệ thực phẩm?

    Thời năm 1988, Việt Nam chưa có luật doanh nghiệp, đã là doanh nghiệp thì phải là nhà nước, Nếu ai muốn kinh doanh thì hoặc là hộ gia đình, cao lắm thì là “Tổ hợp”. Vì vậy khi thành lập, không có lựa chọn nào khác anh Trương Gia Bình buộc phải chọn là công ty nhà nước. Khi đặt tên công ty lãnh đạo cấp trên yêu cầu phải có từ “lương thực” hoặc “thực phẩm” vì đây là mặt trận hàng đầu, cả nước đang đói ăn. FPT toàn dân Toán, Vật lý, Cơ học, Tin học có biết gì về thực phẩm đâu, có định kinh doanh thực phẩm đâu, cuối cùng giải pháp thỏa hiệp được đưa ra là có chữ “Công nghệ” và có chữ “Thực phẩm”.

    Tên là Công ty Công nghệ Thực phẩm, nhưng ban đầu FPT có ba trung tâm: Trung tâm Dịch vụ Tin học; Trung tâm Cơ điện lạnh; Trung tâm Trao đổi nhiệt và chất (hợp tác với Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô). Ngoài ra, có một thời gian xuất hiện ngắn thêm Trung tâm Điện tử công xuất.

    Công bằng mà nói FPT có một người là Lê Thế Hùng tức Hùng “Râu” làm về Công nghệ thực phẩm. Hùng Râu vốn dân Toán, tốt nghiệp PTS Toán cơ tại MGU (Liên Xô cũ), là nhà khoa học chân chính, lại cả tin, thấy tên công ty là Công nghệ Thực phẩm, Hùng Râu lao vào say mê nghiên cứu bảo quản rau quả xuất khẩu, làm kem, làm phồng tôm trộn ớt, làm sữa Ridiac HV (hạt vàng). Thấm nhuần tinh thần “người FPT dùng hàng FPT” tôi và gia đình đã ăn “mấy mét” phồng tôm trộn ớt và ăn 5 hộp sữa Ridiac HV (có trả tiền hẳn hoi).

    Cũng nhờ tên công nghệ thực phẩm mà anh Lê Quang Tiến đã dễ dàng mua được vải làm rèm cửa với lời hứa sẽ ưu tiên bán “thịt và nước mắm” cho mấy chị nhân viên bách hoá bán vải.

    Thế đấy, FPT và cái tên “Thực phẩm” chỉ đơn giản vậy thôi.
     
    Đang tải...
Tags:

Chia sẻ trang này